• +84 (028) 710 99 246
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Ngày 08/06/2022, Khoa Môi trường tổ chức buổi hội thảo trao đổi học thuật với chủ đề "Xây dựng giao diện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới cho nền kinh tế tuần hoàn trong chuyển đổi chất thải nông nghiệp sang năng lượng ở khu vực ASEAN”. Hội thảo vinh dự được Giáo sư Chettiyappan Visvanathan - Giáo sư Top 1% thế giới  chia sẻ. Hiện tại giáo sư đang công tác tại Viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan.
    Buổi hội thảo có sự tham gia của Giáo sư Chettiyappan Visvanathan - Giáo sư Chettiyappan Visvanathan có hơn 35 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về Kỹ thuật và Quản lý Môi trường. Ông đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ màng lọc để xử lý nước và nước thải, quản lý chất thải rắn, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và quản lý chất thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn. Kinh nghiệm học thuật của Giáo sư bao gồm hơn 200 bài báo nghiên cứu, hơn 50 chương sách và hơn 170 kỷ yếu hội thảo quốc tế. Ông đồng thời là thành viên Ban biên tập của 8 tạp chí quốc tế.
    Đại diện Trường Đại học Văn Lang có sự tham dự của
    • PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang;
    • PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh - Trưởng khoa Môi trường;
    • Các bạn sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Thiết kế Xanh, Quản trị Môi trường Doanh nghiệp - ĐH Văn Lang

    Đại diện Trường Đại học Bách Khoa:

    • PGS. TS. Bùi Xuân Thành - GV Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM
    • Các bạn sinh viên - học viên Trường Đại học Bách Khoa tham dự.
    Giáo sư Chettiyappan Visvanathan và các thành viên tham dự đã trình bày và trao đổi các nội dung:
    •  Nền kinh tế tuần hoàn ở khu vực châu Á,
    •  Mô hình kinh tế tuần hoàn cho nông nghiệp ở châu Á,
    •  Các phương pháp sử dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp;
    •  Các chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc chuyển đổi;
    •  Những thách thức tương lai; cùng cơ hội chuyển đổi chất thải nông nghiệp ở châu Á.
    Theo Giáo sư, nền kinh tế tuần hoàn bao gồm các hoạt động thiết kế, sản xuất, loại bỏ những tác động tiêu cực đến môi trường, qua đó giảm thiểu tổn hại đến chất lượng cuộc sống. Các giải pháp tái chế chất thải, sử dụng nguyên liệu tái chế làm nguyên liệu đầu vào giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bằng những giải pháp ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi chất thải nông nghiệp sang năng lượng sẽ góp phần mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội - môi trường và gắn liền với sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trong khu vực châu Á.
    Là cơ hội quý giá được trực tiếp gặp gỡ Giáo sư, lắng nghe chia sẻ của các Thầy Cô chuyên gia trong lĩnh vực Môi trường tại Trường Đại học Văn Lang, hy vọng các bạn sinh viên đã tích lũy thêm nhiều kiến thức khoa học cập nhật xu thế mới.
    Khoa Môi trường
    Hình: P.TS&TT
© 2024 Khoa Công Nghệ. Phát triển bởi Phòng CNTT