• +84 (028) 710 99 246
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hợp tác quốc tế

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế

Trong những năm qua (1995-2016), Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường đã thực hiện được nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, tập huấn và nghiên cứu khoa học với Trường ĐH Wageningen, ĐH Kytakyosu Nhật Bản, Viện Môi trường Nhật Bản, Công ty Hitachi Zosen và KK Satifactory International Nhật Bản, Viện Môi trường Hoàng Gia Melbourne Úc,...

Một số dự án điển hình được liệt kê trong bảng 1:

Bảng 1. Danh sách các dự án điển hình

TT

Tên dự án

Đơn vị tài trợ

Thời gian

thực hiện

1

Nghiên cứu và Đào tạo cho Công nghiệp và Môi trường – Research and Education for Industry and Environment – REFINE

Chính phủ Hà Lan

1997 - 2004

2

Nghiên cứu Vùng Châu Á về Công nghệ và Quản lý Môi trường – Asian Regional Research Programme on Environmental Technology – ARRPET

Tổ chức SIDA 

1998 - 2007

3

Dự án nâng cao năng lực Quản lý chất thải rắn

-

-

4

Nghiên cứu Tái sử dụng Chất thải sinh học cho các thành phố Đông Nam Á - Biowaste Reuse in South-East Asian Cities - BWRSEA

Tổ chức EU

2005 - 2006

5

Dự án về Hỗ trợ cho Phát triển Môi trường đô thị bền vững - Integrated Support for a Sustainable Urban Environment - ISSUE II

Tổ chức Châu Âu tài trợ và WASTE tổ chức

2007 - 2010

6

Quản lý Chất thải rắn tổng hợp ở Châu Á - Integrated Sustainable Solid Waste Management In Asia- ISSOWAMA

Châu Âu tài trợ và WASTE tổ chức

2009 - 2011

7

Anaerobic digestion for organnic waste from household

Hitachi Zosen

(Nhật Bản) 

2016 - 2017

8

Dự án ENTIRE "Phát triển công nghiệp bền vững ở các đồng bằng của Việt Nam thông qua việc tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước trong công nghiệp - ENabling susTainable Industrial development in Vietnamese delta’s: REducing, recycling, and multi-sourcing industrial water", thuộc Chương trình Urbanising Deltas of the World Programme 2015 – 2nd Call for proposals.

The Netherlands 

Organization for

Scientific Research

(NWO).

2016 - 2020

 

Ngoài các dự án trên, Khoa còn hợp tác và thực hiện trao đổi học thuật với các Trường ĐH California Berkely (Mỹ – năm 1998; Trường ĐH Bauhaus Weirma – (Đức) từ năm 1999 đến nay; Trường ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) năm 1999-2001; Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourn (Royal Melborn Institute of Technology - RMIT (Úc) từ năm 1997 đến nay, Hiệp Hội Môi trường Mỹ Á (US AEP) năm 1999-2001, ĐH Công nghệ New Zealand, Anza College (Mỹ), chủ yếu là trao đổi cán bộ giảng dạy – sinh viên và tổ chức Hội thảo, Hội nghị.

 

Kết quả đã đào tạo được 25 thạc sĩ, 7 tiến sĩ hiện đang công tác tại Trường ĐH Văn Lang, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM, Công ty Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Biên Hòa (SONADEZI), Viện Nhiệt đới và Môi trường (VITTEP), Trung tâm CENTEMA, Trung tâm ETM, Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, Tổng cục Bảo vệ Môi trường - VEPA, Worldbank, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Trường ĐH Khoa Học Tự nhiên Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Viện Môi trường và Tài nguyên. Chương trình đã hỗ trợ thực hiện 43 đề tài nghiên cứu khoa học, bao gồm cả luận văn Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tổ chức 10 hội thảo quốc tế, trong đó có hội thảo với sự tham gia của gần 20 nước Châu Âu và Châu Á. Các giảng viên của khoa đã tham gia nhiều hội thảo quốc tế và có 27 bài báo đăng trong các tạp chí khoa học, hội nghị quốc tế. Xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ hiện đại so với khu vực và xây dựng thư viện chuyên ngành môi trường.

Trong những năm qua, Khoa đã tạo được mối quan hệ hợp tác với một số công ty môi trường trên thế giới như Hà Lan, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… hoạt động mạnh trong các lĩnh vực như xử lý nước thải, khí thải, và chất thải rắn. Một số ứng dụng công nghệ mới tại Việt Nam được liệt kê trong bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Một số ứng dụng công nghệ mới tại Việt Nam do mối quan hệ hợp tác giữa Khoa với một số công ty môi trường trên thế giới

TT

Công nghệ/thiết bị

Nội dung

Đơn vị hợp tác

1

Ứng dụng công nghệ UASB (upflow anaerobic sludge blanket)

Xử lý nước thải có nồng độ cao của chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, tiết kiệm  năng lượng, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo là khí sinh hoc (biogas).

Hợp tác với Lettinga Associates Foudation- Hà Lan

2

Ứng dụng giải pháp công nghệ cao (MRT batch disstiller) của Tập đoàn MRT system international AB- Thụy Điển đối với thu hồi thủy ngân.

Thiết bị chưng cất MRT cực kỳ hiệu quả trong thu hồi thủy ngân từ chất thải, đăc biệt là từ bóng đèn huỳnh quang.

Thủy ngân có thể thu hồi 95-97% và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm thủy nhân trong môi trường cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tập đoàn MRT system international AB- Thụy Điển

3

Thiết bị Bulb Eater

Xử lý bóng đèn huỳng quang là một công nghệ tiên tiến và dễ sử dụng của Tập đoàn Aircycle–Mỹ.

Thiết bị này đạt được tiêu chuẩn khí thải của EPA (Environmental Protection Agency-Mỹ), tiết kiệm chi phí, tốn rất ít diện tích, thu hồi nhôm, thủy tinh, và sắt giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tập đoàn Aircycle (Mỹ)

4

Lò đốt IR 232 (Trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt)

Áp dụng phương pháp đốt tiên tiến ít tiêu hao nhiên liệu và khí thải đạt tiêu chuẩn khí thải công nghiệp của Nhật, và Việt Nam. Với công nghệ mới này cho phép giảm giá thành đốt, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm phát thải CO2.

Công ty RESOURCES (Nhật) 

 

 


© 2024 Khoa Công Nghệ. Phát triển bởi Phòng CNTT