• +84 (028) 710 99 246
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
LÀM THẾ NÀO VẮC-XIN CORONAVIRUS VẪN GIÚP ÍCH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ MẮC COVID-19?

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

LÀM THẾ NÀO VẮC-XIN CORONAVIRUS VẪN GIÚP ÍCH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ MẮC COVID-19?

Nhiễm coronavirus trong quá khứ cung cấp cho cơ thể một sự bảo vệ, nhưng vắc-xin sẽ giúp tăng cường củng cố hệ thống miễn dịch.

Tác giả Erin Garcia de Jesús

 

Một số người đã bị nhiễm coronavirus đã đặt câu hỏi liệu họ có thực sự cần vắc-xin hay không.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc-xin bất kể họ đã mắc COVID-19 hay chưa. Đó là một phần vì vẫn chưa rõ khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu sau khi bị nhiễm trùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng thể tồn tại trong máu ít nhất tám tháng sau khi bị bệnh, nhưng một số bệnh nhân đã hồi phục đã bị tái nhiễm.

Các nghiên cứu khác cho thấy, mũi tiêm COVID-19 cung cấp cho hệ thống miễn dịch của những người trước đây bị nhiễm thêm một bộ giáp để chống lại coronavirus, bao gồm cả chống lại các biến thể mới, dễ lây truyền hơn. Và bởi vì biến thể Delta, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, có thể lây lan giữa những người được tiêm chủng, nên trang bị thêm lớp bảo vệ bổ sung cho bệnh nhân đã hồi phục sẽ hữu ích.

"Nếu bạn đã tiếp xúc với COVID trước đây, đừng nghĩ rằng bạn miễn dịch với các biến thể", Benjamin Ollivere, một bác sĩ phẫu thuật chấn thương nghiên cứu về COVID-19 tại Đại học Nottingham ở Anh cho biết. "Hãy tiêm vaccine."

Bây giờ, bằng chứng cho thấy ngay cả những người đã hồi phục cũng được hưởng lợi từ các mũi tiêm này đang gia tăng. Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, dưới đây là những gì các chuyên gia biết về các bệnh nhiễm trùng trong quá khứ và việc tiêm vắc-xin.

Một liều có thể có hiệu quả, nhưng hai liều thì tốt hơn

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, một liều vắc-xin có thể đủ để bảo vệ những người đã mắc COVID-19. Các nhà nghiên cứu đưa tin, vào ngày 6 tháng 8 trên tạp chí JAMA, rằng một mũi tiêm thêm cho những người đã hồi phục sau khi nhiễm bệnh sẽ làm tăng kháng thể tấn công virus đến mức tương tự như những người đã được tiêm hai liều vắc-xin mRNA. Tuy nhiên, liều thứ hai cho họ thì không làm tăng thêm mức độ kháng thể hơn nữa.

Kháng thể, rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng, không phải là phần duy nhất của phản ứng miễn dịch được tạo thành nhờ vắc-xin. Các nhà nghiên cứu cho biết vào ngày 3 tháng 8 trong tạp chí Cell Reports, một mũi tiêm duy nhất là đủ để bệnh nhân hồi phục đạt được mức độ tế bào miễn dịch T cao. Các tế bào T giúp điều phối và tăng cường phản ứng miễn dịch khi một người tiếp xúc với virus một lần nữa.

Điều đó cho thấy những người mắc COVID-19 và sau đó được tiêm phòng với một liều duy nhất có thể được bảo vệ như những người chỉ được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng liệu điều đó có diễn ra trong thế giới thực hay không, bên ngoài phòng thí nghiệm, vẫn chưa rõ ràng.

Một nghiên cứu do CDC dẫn đầu về những người bị nhiễm bệnh trước đó đưa ra một gợi ý. Cư dân Kentucky đã hồi phục sau khi nhiễm coronavirus nhưng không được tiêm phòng có nguy cơ bị nhiễm lại cao gấp đôi so với những người đã được tiêm chủng, các nhà nghiên cứu báo cáo ngày 6 tháng 8 trong Báo cáo hàng tuần về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Những người chỉ được tiêm chủng một phần - có nghĩa là họ chỉ nhận được một trong hai liều vắc-xin mRNA hoặc đã hoàn thành phác đồ vắc-xin chưa đầy hai tuần trước khi bị nhiễm bệnh - có khả năng tái nhiễm cao gấp khoảng 1,5 lần so với những người được tiêm chủng đầy đủ. Vì vậy, ngay cả một mũi tiêm cũng cung cấp sự bảo vệ, nhưng hai liều có thể tốt hơn một chút. (Một cảnh báo là rất ít người trong nghiên cứu được tiêm chủng một phần, khiến việc ước tính nguy cơ nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.)

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng các nghiên cứu lớn hơn sẽ giúp xác định liệu những người bị nhiễm bệnh trước đây có cần nhiều hơn một liều thuốc để bảo vệ hay không.

Tiêm vắc-xin là cách phòng thủ tốt nhất chống lại các biến thể

Việc sử dụng một mũi tiêm duy nhất để bảo vệ những người bị nhiễm bệnh trước đó là điều rất hứa hẹn, nhưng sự lây lan của delta và các biến thể khác đã đặt ra câu hỏi liệu một mũi tiêm đó có đủ hay không.

Các nghiên cứu dựa trên phòng thí nghiệm cho thấy ngay cả một mũi tiêm COVID-19 cũng làm cho kháng thể của những người bị nhiễm bệnh trước đó nhận ra được các phiên bản khác của coronavirus tốt hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết, trong báo cáo khoa học tạp chí Sciences ngày 25 tháng 6, rằng một liều vắc-xin mRNA là đủ để tăng kháng thể ngăn ngừa nhiễm trùng lên mức cao gấp 1.000 lần so với trước khi tiêm chủng. Điều đó không chỉ đúng đối với phiên bản đầu tiên của virus từ Trung Quốc, mà còn đối với biến thể beta, lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi và với chủng virus gần đã gây ra dịch SARS 2003-2004.

Những người sống sót sau đợt bùng phát 2003-2004 đó cũng được hưởng lợi từ vắc-xin COVID-19. Các nhà nghiên cứu báo cáo ngày 18 tháng 8 trên Tạp chí Y học New England cho biết, khi những người sống sót sau đại dịch SARS được tiêm phòng thì kháng thể của họ có thể ngăn chặn không chỉ virus corona gây dịch SARS và COVID-19 lây nhiễm vào các tế bào, mà cả virus corona động vật như dơi và tê tê.

Ollivere và các đồng nghiệp báo cáo ngày 10 tháng 8 trong Science Translational Medicine, tăng thời gian giữa hai liều vắc-xin cũng có thể giúp kháng thể học cách nhận ra các biến thể coronavirus khác nhau. Các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã bị nhiễm bệnh trước đây được tiêm chủng đầy đủ ở Vương quốc Anh - nơi các quan chức cho phép tiêm cách nhau tới 12 tuần thay vì ba hoặc bốn tuần tiêu chuẩn - có kháng thể để có thể tấn công các biến thể bao gồm beta. Không rõ liệu những phát hiện này có giống nhau đối với biến thể delta hay không, nhưng Ollivere hy vọng rằng với những người bị nhiễm bệnh và được tiêm chủng thì kháng thể sinh ra hoàn toàn có khả năng chống lại biến thể này. Điều đó sẽ đúng miễn là không có thay đổi cấu trúc lớn trong protein gai, điều này sẽ giúp virus ẩn náu tốt hơn khỏi các kháng thể, ông lưu ý. "Và chúng tôi biết delta không có thay đổi lớn về cấu trúc."

Một nghiên cứu riêng biệt ủng hộ giả thuyết này. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong tạp chí Nature vào ngày 12 tháng 8, rằng các nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và tiêm chủng trước đây ở Pháp có kháng thể nhận ra delta tốt hơn kháng thể từ những công nhân chỉ bị nhiễm bệnh.

Hy vọng rằng vắc-xin cũng có thể giải quyết các biến thể chưa xuất hiện

Càng nhiều người nhiễm coronavirus, nó sẽ càng có nhiều đột biến, khiến một số chuyên gia lo ngại rằng có thể có các biến thể đáng lo ngại hơn delta. Nhưng hệ thống miễn dịch có khả năng lăn lộn với các cú đấm, liên tục tinh chỉnh kho kháng thể để nhận ra tốt hơn ngay cả các dạng virus đột biến.

Một thí nghiệm gần đây (ngày 8 tháng 8 trên bioRxiv.org) cung cấp nhiều bằng chứng hơn về khả năng nhận biết các biến thể mới nổi của kháng thể nhờ tiêm vắc-xin. Kháng thể từ các bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục và được tiêm phòng trước đó, có thể ngăn chặn một phiên bản coronavirus với 20 đột biến trong protein gai. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng protein gai hoạt động như một chìa khóa để mở khóa và lây nhiễm cho các tế bào, nhưng ngay cả khi có tất cả những thay đổi trên thì, các kháng thể vẫn ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào.

Nghiên cứu này vẫn chưa được bình duyệt bởi các nhà khoa học khác. Các nhà virus học Fabian Schmidt, Yiska Weisblum và các đồng nghiệp đã thiết kế một loại virus động vật vô hại không gây bệnh cho mọi người để đánh giá ảnh hưởng của các đột biến trên protein gai virus corona. Virus với 20 đột biến có thể nhân lên trong các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nhưng nó hoạt động không tốt như phiên bản của virus không có những đột biến đó - điều này cho thấy sự kết hợp của các đột biến gây hệ quả tiêu cực đối với virus.

Sau đó nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xem kháng thể từ những người được tiêm chủng hoặc hồi phục có thể tấn công virus đột biến tốt như thế nào. Weisblum, đại học Rockefeller ở thành phố New York, cho biết: "Câu hỏi chính là, virus này sẽ cần gì để trốn tránh khả năng miễn dịch?"

20 thay đổi đối với protein gai là đủ để làm cho virus kháng lại các kháng thể từ những người được tiêm chủng không bao giờ tiếp xúc với virus, cũng như kháng thể từ những người bị nhiễm bệnh trước đó không bao giờ được tiêm. Nhưng những người trước đây đã bị nhiễm bệnh và tiêm chủng vẫn có các kháng thể khác nhận ra virus và ngăn chặn nó lây nhiễm vào tế bào - một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của họ đã thích nghi để nhận ra mục tiêu của nó tốt hơn.

Schmidt, cũng thuộc Đại học Rockefeller, cho biết không phải là không thể mà một loại virus có nhiều đột biến trong protein gai sẽ xuất hiện ở đâu đó khắp thế giới và gây ra vấn đề ngay cả ở những người được tiêm chủng, mặc dù điều đó vẫn chưa được nhìn thấy. Các biến thể quan tâm hiện tại như beta và delta có khoảng 10 đột biến protein gai. Phát hiện cho thấy nếu virus tích lũy nhiều đột biến hơn, các mũi tiêm tăng cường sẽ bảo vệ con người.

Khi các kháng thể tiến hóa theo thời gian, chúng "biết phải làm gì", Weisblum nói. Vắc-xin trong tương lai có thể bao gồm các phiên bản hơi đa dạng của virus, để giúp cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Nhưng ngay cả khi các nhà nghiên cứu không thể dự đoán virus có thể thay đổi như thế nào trong tương lai, thì "hệ thống miễn dịch sẽ đảm nhận chăm sóc phần còn lại."

Bản gốc : How coronavirus vaccines still help people who already had COVID-19 | Science News

  1. Stamatatos et almRNA vaccination boosts cross-variant neutralizing antibodies elicited by SARS-CoV-2 infection.Science. vol. 372, June 25, 2021, p. 1413. doi: 10.1126/science.abg9175.

A.M. Cavanaugh et alReduced risk of reinfection with SARS-CoV-2 after COVID-19 vaccination — Kentucky, May – June, 2021. Published online August 6, 2021. doi: 10.15585/mmwr.mm7032e1.

  1. Anderson et alSARS-CoV-2 antibody responses in infection-naïve or previously infected individuals after 1 or 2 doses of the BNT162b2 vaccine.JAMA. Published online August 6, 2021. doi: 10.1001/jamanetworkopen.2021.19741.
  2. Schmidt et alHigh genetic barrier to escape from human polyclonal SARS-CoV-2 neutralizing antibodies. bioRxiv.org. Posted August 8, 2021. doi: 10.1101/2021.08.06.455491.

R.A. Urbanowicz et alTwo doses of the SARS-CoV-2 BNT162b2 vaccine enhances antibody responses to variants in individuals with prior SARS-CoV-2 infection. Science Translational Medicine. Published online August 10, 2021. doi: 10.1126/scitranslmed.abj0847.  

  1. Planas et alReduced sensitivity of SARS-CoV-2 variant delta to antibody neutralization.Nature. vol. 596, August 12, 2021, p. 276. doi: 10.1038/s41586-021-03777-9.
  2. Lozano-Ojalvo et alDifferential effects of the second SARS-CoV-2 mRNA vaccine dose on T cell immunity in naïve and COVID-19 recovered patients.Cell Reports. Published online August 3, 2021. doi: 10.1016/j.celrep.2021.109570.
  3. Tan et alPan-sarbecovirus neutralizing antibodies in BNT162b2-immunized SARS-CoV-1 survivors.New England Journal of Medicine. Published online August 18, 2021. doi: 10.1056/NEJMoa2108453.

 

Nhóm dịch : Transbio- Võ Ngọc Bích Trâm, Lê Trần Như Huyền, Dương Thị Hoàng Yến, Trần Khánh Nguyên 

Chịu trách nhiệm nội dung : TS. Nguyễn Ngọc Phương Thảo


The Displaced: Climate change in Vietnam 'destroying family life' - BBC News

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Vietnam is one of the world’s most vulnerable countries to climate change. It’s already having a huge impact on the lives of those in the Mekong Delta, the agricultural heartland of the country and home to 20% of the country’s population. Ashley John-Baptiste went to meet the families living on the frontlines of climate change.

Video by Olivia Lace-Evans

 


© 2023 Khoa Công Nghệ. Phát triển bởi Phòng CNTT